Sử dụng vữa Barit trong thiết kế, thi công phòng X-Quang, phòng chụp các lớp vi tính sẽ giảm thiểu được chi phí xây dựng, tiết kiệm tiền bạc cho chủ đầu tư, khả năng cản xạ không giảm nhiều theo thời gian.

Vữa Barit là gì?
Vữa barit là sản phẩm mới, được sử dụng dành riêng cho việc xây dựng các phòng có sử dụng máy phát sinh ra chất phóng xạ. Sản phẩm có màu vàng nhạt, được tạo nên từ hỗn hợp barit, xi măng và các phụ gia khác trong đó thành phần chính phải kể đến là barit.
Công dụng chính của vữa Barit là dùng để trát, xây và cán nền. Vữa barit có tác dụng rất lớn trong việc ngăn cản tia phóng xạ phát ra từ máy chụp Xquang, máy chụp các lớp.
Hiện nay vữa barit đã được sử dụng rộng rãi trên thị trường, đặc biệt là thường được các bệnh viện, phòng khám kể cả công lập hay tư nhân sử dụng cùng với gạch chống phóng xạ Barit để xây dựng các phòng chụp X-quang, phòng xạ trị…
Cách sử dụng vữa barit để trát tường:
Yêu cầu trước khi trát vữa Barit:
Tường phải là tường mộc, không quá ẩm và không quá khô. Ngoài ra, khi trát vữa cần dùng lưới sắt mắt cáo gim chắc chắn lên tường, cần phải kê lưới vì khi trát lưới sẽ nằm giữa lớp trát và vữa sẽ không bị đẩy sát với tường.
Cần phải tuyệt đối tuân thủ yêu cầu trên vì vữa barít nặng gấp hơn 2 lần vật liệu thông thường nên rất khó trát và hay bị chảy, nứt và bong chóc. Trát lớp vữa Barit dày khoảng 3cm – 5cm.

Định mức cấp phối vữa Barit:
Cấp phối 1 m3 vữa M100 cường độ nén ngày là 100 KG/cm2:
+ Xi măng PC40: 290kg/m3;
+ Nước: 285 lít/m3; (cần phải điều chỉnh nước theo độ ẩm của tường)
+ Cát Barit phải được nghiền cỡ hạt nhỏ hơn 5mm: 2620kg/cm3;
+ Phụ gia biến tính độ nhớt 0,3% và nâng cao khả năng bám dính và chống xệ, trượt xuống khi trát.
Lưu ý: có thể trát thử trước 1m2 để có thể điều chỉnh lượng nước và định lượng phù hợp cho cả bức tường.
Quy trình trát vữa barit lên tường:
– Do tính chất khó trát và hay bị chảy nứt nên khi trát tường phải càng nhanh càng tốt. Trát thành nhiều lớp, lớp đầu tiên chỉ cần trát từ 1cm đến 1,5 cm. Phải trát dứt điểm cho xong một vách phòng.
– Barit rất nhanh khô nhưng lại khô không đều nên khi trát xong cần phải xem mảng tường nào khô trước thì xịt nước giữ ẩm để tránh được tình trạng nứt chân chim ở tường sau này (tia X sẽ lọt qua khe nứt).
– Trát xong cần lấy bay rạch chéo những rạch nhỏ lên mặt tường để tạo kết dính cho lớp thứ hai.
– Khi lớp trát Barit khô đều, bám chắc vào tường mới thực hiện trát lớp vữa barit thứ 2 Vì nếu trát khi lớp đầu tiên chưa khô sẽ dễ dẫn đến bong chóc.
– Sau khi lớp 1 đã hoàn tất, ta thực hiện trát lớp thứ 2 tương tự như lớp thứ nhất. Lớp này cũng chỉ 1cm đến 2 cm nhưng không nhất thiết phải lắp lưới sắt mắt cáo. Nếu 2 lớp trát chưa đủ độ dầy thì tiếp tục trát lớp 3.
Trát vữa barit phía trên trần cần xử lý như nào?
– Làm vệ sinh sạch nền trần và tạo độ nhám để vữa liên kết tốt bằng cách sẻ rãnh.
– Đảo vữa barit nhanh tay nhưng vẫn cần phải thật đều theo định mức cấp phối như vữa trát nêu trên.
– Tập trung láng nhanh tay một lớp dày tối thiểu là 4cm. Cán thật phẳng sau đó rạch mặt nền tạo độ bám dính cho các lớp lát nền bên trên.

Nhược điểm của vữa Barit:
Việc vữa barit để trát phòng Xquang, phòng xạ trị theo cách truyền thống gặp rất nhiều khó khăn khi thi công như:
- Phải trát làm 3 lớp, lớp này khô mới thực hiện trát tiếp lớp khác được do đó dẫn tới thời gian thi công lâu.
- Vữa barit rất nặng (gấp đôi các vật liệu thông thường) nên dễ chảy xệ do đó nếu nhân lực thi công kém có thể dẫn tới lở cả mảng tường trát.
- Sau một vài năm sử dụng thường xảy ra hiện tượng xuất hiện các vết nứt do lớp vữa trát dày và khả năng kết dính của vữa barit kém, những vết nứt này sẽ để lọt tia phóng xạ ra ngoài và gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe của người xung quanh.
- Không có khả năng tái sử dụng lại phòng đã xây dựng.
Vì tất cả những lý do trên nên hiện nay để thiết kế và thi công phòng x-quang đạt tiêu chuẩn, người ta thường chọn giải pháp sử dụng gạch Barit chống phóng xạ kết hợp với vữa sẽ khắc phục được các nhược điểm của riêng vữa barit.