Khi xây dựng phòng X-Quang, nhà đầu tư đều mong muốn tiết kiệm tối thiểu chi phí đầu tư. Do đó, một phòng X-Quang có diện tích nhỏ là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên chú ý diện tích tối thiểu của phòng X-Quang theo quy định.
Gạch Barit: Vật liệu tối ưu khi xây phòng X-Quang
Ngày 09/6/2014, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế ban hành Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT/BKHCN-BYT (gọi tắt là TTLT số 13) Quy định về bảo đảm an toàn bức xạ trong y tế thay thế Thông tư liên tịch số 2237/1999/BKHCNMT-BYT ngày 28/12/1999 hướng dẫn việc thực hiện an toàn bức xạ trong y tế. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo, y tế dự phòng và kiểm nghiệm dược phẩm có sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ, thuốc phóng xạ và thiết bị sử dụng trong y học hạt nhân. Trong đó, quy định về diện tích phòng đặt thiết bị X-Quang chẩn đoán trong y tế như sau:
Ngoài thi công với diện tích tối thiểu, nhằm tiết kiệm chi phí, các nhà đầu tư cũng thường quan tâm đến vật liệu cản tia bức xạ (gạch barit, vữa barit, chì lá, cao su chì). Hiện nay, các nhà đầu tư đều chọn gạch barit bởi tiết kiệm chi phí, thời gian thi công nhanh và khả năng cản tia bức xạ của gạch barit bị suy giảm rất ít theo thời gian. Để thấy được đặc tính tối ưu của gạch barit, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu, thực nghiệm và đưa ra bảng so sánh như sau:
